Cấu tạo của máy mài cầm tay

Máy mài có nhiều công dụng khác nhau đó là mài, cắt, chà nhám những vật liệu cứng một cách đơn giản. Bạn có biết cấu tạo của máy mài cầm tay như thế nào không? Việc nắm bắt cấu sẽ giúp người dùng sử dụng thiết bị đúng cách. Trong bài viết này, Vanmaynhom.com sẽ chia sẻ cho bạn đọc cấu tạo của máy mài cầm tay để tham khảo.

Cấu tạo của máy mài cầm tay

Máy mài cầm tay có cấu tạo gồm các bộ phận chính là: vỏ máy, động cơ, công tắc, bánh công tác. Cụ thể cấu tạo của các bộ phận này:

Cau tao cua may mai cam tay

Vỏ máy

Vỏ máy được cấu tạo bởi 3 phần đó là đầu vỏ, thân vỏ và nắp vỏ. Đầu vỏ được làm từ vật liệu gang có độ bền cao với vai trò bảo vệ hộp số của động cơ điện, trục.

Thân vỏ được làm từ chất liệu hợp kim nhựa hoặc nhôm cao cấp. Vai trò của thân vỏ là cách điện, cách nhiệt, không những vậy nó còn giúp bạn cầm nắm thuận tiện hơn. Cuối cùng là nắp vỏ được sản xuất từ nhựa và gắn với thân bằng vít vặn. Tác dụng của nắp vỏ là che phần chổi than khỏi bụi bẩn.

Động cơ

Động cơ là một trong những bộ phận quan trọng của máy mài. Bộ phận này được thể hiện bởi công suất hoạt động và thông số kỹ thuật.

Bộ phận truyền động

Tác dụng của bộ phận này là giảm tốc bánh răng trong lúc máy mài vận hành.

Công tắc

Công tắc chính vào trục thứ cấp của hộp số và sử dụng để khởi động cũng như tắt máy.

Ngoài các bộ phận chính kể trên thì máy mài góc còn có cấc bộ phận đó là: dây nguồn, chổi than, roto, stato, bánh răng xoắn, bánh răng lực, nắp bảo vệ, đá cắt.

Cau tao cua may mai cam tay 01

Nguyên lý làm việc của máy mài cầm tay

Máy mài cầm tay có thể sử dụng để cắt, cưa, chà nhám các vật liệu cứng. Máy mài được vận hành theo nguyên tắc thống nhất khi khởi động công tắc, nguồn điện năng lượng truyền vào stato và roto dẫn đến từ trường quay. Khi roto quay thì bánh răng xoắn được lắp ở đầu trục roto cũng sẽ quay. Bánh răng xoắn có tác dụng lực vào bánh răng lực dẫn tới trục máy quay vào làm cho đãi cắt quay theo.

Một số lưu ý khi bảo dưỡng, bảo quản máy mài cầm tay

Nếu muốn vận hành máy mài hiệu quả thì việc tìm hiểu về cấu tạo cùng nguyên lý hoạt động của máy là chưa đủ. Bạn cần nắm bắt những lưu ý khi bảo dưỡng và bảo quản mới có thể mang lại hiệu quả, an toàn trong quá trình sử dụng. Cụ thể:

  • Bảo quản máy mài ở nơi khô ráo, thông thoáng, tránh để ở nơi ẩm ướt, gần nơi vật liệu dễ gây cháy nổ.
  • Trong quá trình sử dụng nhằm đảm bảo an toàn thì bạn hãy che chắn bằng vành đai bảo vệ.
  • Bảo dưỡng hộp số bằng cách bôi trơn, thay mỡ thường xuyên.
  • Sau mỗi lần sử dụng hãy thổi và lau bụi than bám trên cổ góp của chổi than sau.
  • Kiểm tra dây nối với chổi than, bề mặt làm việc của chổi than để biết các bộ phận này có hoạt động ổn định không.
  • Việc bảo dưỡng máy mài thường xuyên giúp máy hoạt động hiệu quả, ổn định và có tuổi thọ dài.

Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn đọc cấu tạo của máy mài cầm tay. Bạn hãy tham khảo và hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và lưu ý để sử dụng máy đúng và hiệu quả nhé. Nếu cảm thấy thông tin hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết tới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *